Bài viết mới đây

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Tạm dừng hoạt động Công ty SODA Chu Lai

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016 - 0 Comments

Công ty  Soda  Chu Lai xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
   
Phát hiện nhiều sai phạm môi trường của Công ty Soda Chu Lai. Ông Huỳnh Khánh Toàn phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam đã ký văn bản số 366/UBND-KTN yêu cầu Công ty  Soda Chu Lai (tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tạm dừng hoạt động của nhà máy khẩn trương khắc phục ngay tình trạng gây ô nhiễm môi trường, thu gom toàn bộ lượng cá chết và xử lý hợp quy định. Đề nghị Công ty soda Chu Lai chỉ được hoạt động trở lại khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoàn thành việc khắc phục hậu quả, cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định cùng một số công tác bảo vệ môi trường khác. Đồng thời yêu cầu Công ty soda Chu Lai nộp đủ số tiền phạt hơn 700 triệu đồng cho Đoàn Thanh tra Tổng cục môi trường, định kỳ 15 ngày phải báo cáo kết quả khắc phục về UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Hà Lan đầu tư hơn 13 triệu Euro cho nhà máy xử lý nước thải

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016 - 0 Comments

Ngày 30/3 đã diễn ra phiên họp lần thứ 5 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam- Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Tại cuộc họp, thỏa thuận xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phú Mỹ tại Bà Rịa-Vũng Tàu được ký kết, Hà Lan cam kết hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam là hơn 13 triệu Euro. Nhân  chuyến thăm của Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan Melanie Schultz van Haegen thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 30 đến 31/3 nhằm thảo luận hợp tác song phương.



Từ năm 2010, Hà Lan và Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Quản lý nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu. Sau hơn 5 năm thực hiện, nhiều nội dung hợp tác cụ thể đã được hai bên ký kết và triển khai, đặc biệt là sự hỗ trợ của Hà Lan trong việc xây dựng Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, hình thành Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2100, triển khai dự án xử lý nước thải công nghiệp tại Tp. Đà Nẵng…


Ông Nguyễn Minh Quang, bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Trong thời gian tới, việc triển khai Thỏa thuận hợp tác sẽ tiếp tục được đẩy mạnh về chiều sâu và mở rộng thêm các hướng hợp tác mới như: quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đánh giá và giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống đô thị…


Trên cơ sở Thỏa thuận và nội dung phiên họp này, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án đã được hai bên thống nhất hợp tác như: quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình; nạo vét kênh tưới tiêu quy mô nhỏ, hợp tác Hà Nội- Amsterdam, TP. Hồ Chí Minh- Rotterdam, quản lý và thích ứng đô thị…


Thỏa thuận xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phú Mỹ tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã được ký kết. Đây là dự án nhà máy xử lý nước thải do chính phủ Hà Lan tài trợ không hoàn lại, có tổng giá trị giai đoạn 2 khoảng trên 41 triệu Euro, trong đó phía Hà Lan hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam là hơn 13 triệu Euro. Theo đó, khi dự án hoàn thành, 174.000 người dân Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ được hưởng lợi.


Cũng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Melanie Schultz van Haegen, 2 thỏa thuận hợp tác khác cũng được ký kết là Thư Quan tâm giữa Cơ quan Quản lý nước Hà Lan và Bộ Xây dựng; Biên bản Ghi nhớ hợp tác giữa Cơ quan Không gian Hà Lan và Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Tình trạng thiên tai cấp độ I ở Cà Mau

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016 - 0 Comments

Tỉnh Cà Mau đang khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp chống xâm nhập mặn, phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả cũng như thiệt hại do thiên tai gây ra, chỉ trong tháng 2 đã vận động người dân đắp trên 500 con đập ngăn mặn.




Được dự báo, từ đây đến hết tháng 5 tình trạng khô hạn sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt, dó đó mức độ thiệt hại cũng như hậu quả của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn. Chính quyền địa phương chủ động tất cả mọi giải pháp có thể để giảm thấp nhất thiệt hại cho người dân. Tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế thả tôm nuôi trái vụ; tiết kiệm nước giếng, ưu tiên nước dành cho sinh hoạt, tưới tiêu hoa màu.

Tỉnh đang khẩn trương triển khai theo kế hoạch đã được duyệt, huy động người dân sở tại phối hợp chặt chẽ cùng với nhân viên kiểm lâm tham gia trực chữa cháy rừng, hạn chế người không có trách nhiệm ra vào rừng; tạm thời dừng việc vào rừng lấy mật ong; có kế hoạch bảo vệ an toàn vườn quốc gia Vồ Dơi U Minh Hạ hạ chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra.


Báo cáo của tỉnh có nêu: nông nghiệp đã có 6.000 ha lúa thiệt hại 30% trở lên, 23.000 ha thiệt hại từ 70% trở lên. Ngoài ra còn có 43.000 ha rừng tràm bị khô nước, nguy cơ cháy rất cao. Tình trạng xâm mặn cũng đã ảnh hưởng tới trên 5.000 ha đất sản xuất ven sông, ven biển. Xâm mặn đã làm thiệt hại trên 2.000 ha hoa màu, cây ăn trái và cây trồng, vật nuôi khác.


Ước tính sơ bộ thiệt hại do hậu quả của thiên tai từ đầu năm đến nay lên tới hàng chục tỷ đồng. Đây là đợt hạn hán, xâm mặn gây hậu quả chưa từng có từ trước đến nay. Nghiêm trọng đến mức chính quyền phải công bố tình trạng thiên tai cấp độ I.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Người dân tự đầu độc bản thân từ thùng, can đựng hóa chất

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016 - 0 Comments

Ở Đồng Nai các thùng, can đựng hóa chất được buôn bán tràn lan, vì không biết được hậu quả khôn lường của các thùng can độc hại trên nên người dân vô tư mua về đựng nước mà không biết rằng họ đang đầu độc chính mình.

Điều đáng nói ở đây là các cơ quan quản lý biết rất rõ tình trạng này nhưng dường như bỏ mặc.



Theo xe đi mua thùng phuy

Nguồn hàng hóa phần lớn được cung cấp từ một cơ sở thu gom ở các khu công nghiệp. Tại đây, các thùng, can được phân phối xuống các đại lý nhỏ hơn mới đến tay người sử dụng mà không gặp bất kỳ  kiểm soát nào từ cơ quan chức năng.

Theo xe tải số 60S-0542 của đại lý Văn Lạc đi lấy hàng từ rất sớm. Sau nhiều lần rẽ, xe vào một con hẻm và chạy đến kho nằm ở tổ 17, khu phố 2, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa để lấy hàng. Đây là đầu mối chuyên cung cấp các thùng nhựa, phuy nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng.

Cơ sở đầu mối này rộng hàng ngàn mét vuông nằm giữa khu dân cư, được che kín mít bằng tôn cao hơn 2 m. Cánh cổng sắt chỉ mở khi có xe đến lấy hoặc nhập hàng.

Khi xe tải của đại lý Văn Lạc vừa đến, cánh cửa sắt mở ra rồi rất nhanh chóng đóng lại. Xe tải đi thẳng vào chỗ để các loại thùng phuy nhựa. Những chiếc bồn nhựa, phuy, can nhựa… lần lượt được đưa lên xe. Ngoài ba người của đại lý Văn Lạc còn có bốn người của kho chuyển gần 100 can nhựa lên xe. Khoảng một giờ sau, xe ra khỏi cổng cũng là lúc xe tải số 60V-7670 chở đầy ắp can nhựa màu xanh loại 20 lít nhập kho.

Vừa tiếp cận kho này vừa định đẩy cánh cửa sắt thì bốn con chó nhe răng “chào” chúng tôi và sủa inh ỏi. Liền đó một người chạy ra ngăn không cho chúng tôi đi sâu vào bên trong, hỏi cộc lốc: “Cần gì?”. Sau khi chúng tôi cho biết ý định muốn mở đại lý bán can, thùng nhựa thì người này cho số điện thoại, nói là của chủ xưởng, “cứ gọi cho anh Luyến là có hàng”, rồi nhanh chóng đuổi chúng tôi ra khỏi kho.

Theo người này, hàng trong kho do ông Luyến thu gom trực tiếp từ các công ty trong các khu công nghiệp nên giá rẻ.

Theo xe 60V-7670 của kho hàng này, thấy xe chạy vào đường 9A thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa rồi chạy vào Công ty N. bốc các thùng nhựa 1.000 lít và thùng phuy nhựa, sắt chở về kho. Một bảo vệ Công ty N. cho biết các loại thùng, can đều đã có mối nên không bán lẻ cho ai…

Nguy cơ sẩy thai, suy gan thận

Theo TS Nguyễn Đức Thạch, Chủ tịch Hội Hóa học tỉnh Đồng Nai, các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm, phụ gia sản xuất sơn… đều có các chất độc hại rất nguy hiểm. Sử dụng những thùng chứa hóa chất này vào đựng nước, thực phẩm thì các chất độc ấy sẽ phơi nhiễm, ngấm dần vào thực phẩm. Nó không phát bệnh hay ngộ độc làm chết ngay nhưng sẽ ngấm dần vào cơ thể, trong thời gian dài sẽ phơi nhiễm gây các bệnh về phổi, gan, thận, đường tiết niệu, tiêu hóa…

TS Thạch cho biết: Những loại thùng này là dùng đựng hóa chất nên thường dùng loại nhựa tái chế hoặc trộn bột đá (canxi cacbonat) để giảm giá thành. Vì vậy, các hợp chất dễ dàng hấp thụ vào thùng. Khi đã đựng hóa chất thì nó sẽ tồn dư và không thể rửa sạch được, kể cả phương pháp dùng công nghệ để xử lý. “Muốn tái sử dụng những loại bao bì này thì phải có công nghệ xử lý phù hợp và tuyệt đối không sử dụng để chứa nước sinh hoạt và thực phẩm”.

Còn bà Hồ Thị Na, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai, thông tin: Qua kiểm nghiệm, trong các loại bao bì đựng hóa chất công nghiệp đã qua sử dụng có nhiều dẫn chất phtalat rất độc. Nếu mang bao bì đựng thực phẩm, nước uống khi vào cơ thể sẽ gây xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết, gây dậy thì trước tuổi. Ngoài ra, bao bì chứa hóa chất còn nhiều chất độc khác như bisphenol-A (BPA), melamine, formaldehyde, cadimi… gây sẩy thai, khó thụ thai, gây vô sinh nam, thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức, rối loạn não và máu. Nó còn gây suy gan, thận và nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.

Đặc biệt là trẻ em, khi đã nhiễm các loại hóa chất từ bao bì trên (qua đường tiêu hóa, qua da…), trẻ sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn một số cơ quan như gan, thận, tiêu hóa, não...

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Hàng chục hecta ruộng bỏ hoang vì nước thải bệnh viện

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016 - 0 Comments

Gần 200 hộ dân xã Quảng Thịnh, Tp. Thanh Hóa phải đi làm thuê trên thành phố để mưu sinh  cũng chỉ vì ruộng đồng bị ô nhiễm bởi nươc thải bệnh viên phải bỏ hoang từ nhiều năm nay.

Hàng chục hecta đất nông nghiệp ở xã Quảng Thịnh đã và đang bỏ hoang nhiều năm nay


Từ nhiều năm nay, hàng chục hecta đất nông nghiệp của xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa thường xuyên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không trồng cấy được, người dân đành phải bỏ hoang cho cỏ dại, rau muống, lục bình mọc.

Nông dân bỏ ruộng, lên TP làm thuê

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang của xã Quảng Thịnh nêu trên đều nằm phía sau khu vực tập trung các bệnh viện lớn của tỉnh.

Khu vực tập trung các bệnh viện gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện da liễu...

Do địa hình thấp nên đây là nơi tập trung nước thải của các bệnh viện và khu dân cư đang sinh sống phía sau các bệnh viện đổ về.

Diện tích đất trồng lúa ở đây đều trong tình trạng ô nhiễm nặng, bà con nông dân không thể canh tác được. Môi trường không khí xung quanh thường có mùi hôi thối, do quá trình phân hủy sinh học của nưóc thải, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây.

Theo các hộ nông dân các thôn Tiến Thọ, Gia Lộc, Trường Sơn (xã Quảng Thịnh), tình trạng ô nhiễm đất ruộng trên đã diễn ra nhiều năm nay.

Nhìn những thửa ruộng “bờ xôi ruộng mật”, trước kia thu hoạch hai vụ lúa ăn chắc, năng suất 5-6 tấn/ha/vụ nhưng nhiều năm nay đành bỏ hoang vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng chảy vào ruộng, bà con nông dân tiếc đứt ruột.

Ruộng bỏ hoang cũng khiến gần 200 hộ dân của ba thôn trên không có việc làm, phải tự đi tìm việc làm thuê trên TP để mưu sinh.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cũ kỹ

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Thanh Hóa cung cấp, kết quả phân tích chất lượng nước thải từ các bệnh viện nêu trên đổ ra môi trường từ năm 2012-2015 đều cho thấy có nhiều chỉ tiêu chất thải độc hại thải vượt tiêu chuẩn cho phép.

Cụ thể, bệnh viện đa khoa tỉnh có chỉ tiêu TSS vượt 2,64 lần, COD vượt 2,58 lần, BOD5 vượt 2,77 lần, coliforms vượt 7,1 lần. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chỉ tiêu TSS vượt 1,4 lần, COD vượt 1,44 lần, BODs vượt 1,69 lần, NH4+ theo N vượt 1,84 lần, coliforms vượt QCVN 1,56 lần...

Cũng theo Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên là do các bệnh viện tuyến tỉnh khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông được xây dựng từ những năm 1960, 1970 của thế kỷ 20.

Hệ thống hạ tầng, kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đã xuống cấp nghiêm trọng, nên việc phân tách nước thải, nước mưa chưa đảm bảo.

Các bệnh viện tuyến tỉnh thường xuyên quá tải, công tác bảo vệ môi trường ở các bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống xử lý nước thải không được bảo dưỡng, sửa chữa nên có chuyện nước thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

Các bệnh viện trên vẫn còn tư tưởng là đơn vị công lập, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên không chủ động đầu tư, cải tạo các hệ thống thu gom, xử lý nước thải để bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nước thải y tế, nước thải từ khu dân cư sinh sống phía sau bệnh viện cùng thải vào hệ thống thoát nước mặt rồi xả ra diện tích đất nông nghiệp của xã Quảng Thịnh, gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại khu đất nông nghiệp này.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Lo lắng về rác thải khi đô thị hóa

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016 - 0 Comments

Nhằm giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm cho môi trường và rác thải sinh hoạt là bài toán cực kỳ đau đầu và cần tìm ra cách xử lý triệt để tại các đô thị lớn đất chất người đông như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh



Đô thị hóa đến chóng mặt…

Dân số Việt Nam đạt 90.493.352 người tính đến 01/01/2014, . Trong đó, tỉ lệ dân số sống ở thành thị đạt 33.1% (gần 30 triệu người) và tỉ xuất dân số thành thị tăng 3.3% hàng năm (2009- 2014). Việc tăng nhanh dân số thành thị chủ yếu do quá trình di cư và đô thị hóa biến nhiều khu vực nông thôn trở thành những khu đô thị mới.

Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta diễn ra với tốc độ khá nhanh (khoảng 1%/ năm). Theo các chuyên gia nhận định, quá trình đô thị hóa của nước ta chủ yếu dựa quá nhiều vào mong muốn chủ quan của giới quản lý và bằng các quyết định hành chính, nhân khẩu thành thị phát triển nhanh hơn so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp trở thành đất đô thị nhờ các quyết định .Việc đô thị hóa gia tăng một cách cơ học sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng đô thị không cao, quản lý đô thị gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều này không chỉ thể hiện ở chất lượng sống mà còn gây ra nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng môi trường đô thị, khi mà tỉ số người gia tăng cũng tỉ lệ thuận với số rác thải được tạo.






Nếu không lo rác sẽ ngập đầu…

Tại các khu dân cư, rất dễ bắt gặp những đống rác to, nhỏ tại đầu ngõ, chân cột điện, ngổn ngang, chồng chất như những bãi rác mini. Buổi chiều tối hoặc đêm muộn là thời gian cao điểm cho vệc thu gom rác. Không khó để thấy những xe rác lúc nào cũng đầy ú hụ, nối đuôi nhau dài cả một đoạn đường chờ xe gom rác luân phiên đến chở đi. Những công nhân vệ sinh môi trường luôn làm việc hết công suất nhưng lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên đó chỉ là một phần lớn rác thải may mắn được thu gom lại, còn một phần không nhỏ rác thải vẫn chưa được thu gom lại và vẫn “lộ thiên” tại rất nhiều nơi như kênh, mương, bãi đất hoang, bãi

Theo thống kê hiện nay, còn đến 15-17% rác thải tại các đô thị chưa được thu gom, tỉ lệ này với các đô thị loại IV và V có thể còn cao hơn nhiều, nếu tính bình quân chỉ số phát sinh chất thải rắn (CTR) đô thị theo đầu người là 1.2kg/người/ngày, thì với gần 30 triệu dân sống tại các đô thị, hàng ngày lượng CTR đô thị phát sinh khoảng 36.000 tấn/ngày trong đó trên 5.800 tấn không được thu gom trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường đô thị, đó là chưa kể đến CTR cho dù đã được gom nhưng chủ yếu vẫn chỉ xử lý bằng chôn lấp thô sơ. Hầu hết chưa có những kế hoạch quy mô để tổng xử lý, cũng như tái chế rác nhằm tận dụng triệt để nguồn lợi từ rác.




Công việc thu gom rác luôn luôn là quá tải


Việc xử lý rác chỉ mang tính chất “giải quyết phần ngọn” sẽ không lâu dài, không có các giải pháp đồng bộ cả ở tầm vi mô và vĩ mô trong thời gian tới đây sẽ gây tác động không nhỏ đến sức khỏe dân cư, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước.

Ở tầm vi mô, việc xử lý tận gốc rác thải sinh hoạt sẽ dễ dàng hơn nếu có sự cố gắng từ chính nguồn phát sinh- người dân. Tích cực giảm thiểu tối đa số lượng rác thải ra, tích cực phân loại rác theo tiêu chuẩn 3-R, đổ rác đúng nơi quy định đồng nghĩa với việc áp lực trong việc thu gom, xử lý rác sẽ được giảm xuống.

Đối với những hoạch định ở tầm vĩ mô, đi đôi quá trình kiến thiết đô thị hóa cũng cần phải chú trọng đến các công trình, kế hoạch để xử lý rác, khống chế thải lượng của tất cả các nguồn phát thải trong đô thị thông qua các giải pháp kỹ thuật (xử lý tại nguồn); xử lý tập trung; nếu tổng thải lượng đã đến giới hạn thì không cấp phép các nguồn thải mới. Di dời nhanh chóng hiệu quả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, quy hoạch các khu công nghiệp tập trung… Tận dụng rác để tái chế, tái xử dụng hoặc làm phân bón sinh học….


Những bãi rác mini “trường tồn” cùng thời gian.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Tòa nhà xanh giữa lòng thành phố

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016 - 0 Comments

Trong cuộc thi thiết kế phát triển một tòa nhà dân cư mới hãng thiết kế Đan Mạch Schmidt Hammer Lassen Architects đã dành chiến thắng.




Một khu vườn công cộng đô thị độc đáo được tạo ra thuộc khối dân cư đô thị Valdemars Have sẽ diễn giải lại các khái niệm về nhà phố bằng gạch đỏ cũ.



Các khối kiến trúc được nép mình vào một địa hình dốc nằm giữa trung tâm văn hóa được bao bọc xung quanh bởi một màu xanh lá cây hài hòa và gần các điểm tham quan văn hóa chính của thành phố. Lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc gạch đỏ truyền thống, các kiến ​​trúc sư đã lên ý tưởng để tạo ra một sự tương tác của các mẫu gạch, cửa sổ và ban công và thậm chí còn sử dụng nhiều sắc thái khác nhau của màu đỏ gạch thay đổi từ đậm đến nhạt. Toàn bộ cấu trúc khối được bao quanh và tràn ngập không gian xanh.




Dự án sẽ bao gồm 106 căn hộ với nhiều diện tích khác nhau, từ căn hộ 2 phòng ngủ đến căn hộ penthouse lớn với sân thượng riêng. Valdemars Have được thiết kế để trở thành một vị trí đắc địa cho những người muốn tìm kiếm một môi trường yên tĩnh nhiều tiện nghi giữa trung tâm văn hóa của thành phố.

Designed by Giang Truong