Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Nghiêm chỉnh trong việc xử lý vi phạm về môi trường.

Trong luật nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang từng bước được hoàn thiện và bổ sung nên còn rất nhiều lỗ hổng cập trong khâu áp dụng.

Tại  thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo góp ý cho luật bảo vệ môi trường (có sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng luật cần quy định cụ thể về xử lý vi phạm đúng và sát với thực tế. 

Đút lót (đưa phong bì) thay vì nộp phạt.

Môi trường được xem là tài nguyên vô cùng quý giá và là nguồn sống của con người; nhưng trong khoảng thời gian gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp và có chiều hướng nghiêm trọng, khó kiểm soát;  nguyên nhân chủ yếu là do sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm cho môi trường sống có  những thay đổi nhanh chóng theo hướng tiêu cực. Bên cạnh đó ý thức của người dân rất kém về bảo vệ môi trường; người dân cũng am hiểu được tầm quan trọng của môi trường đến cuộc sống của họ nhưng ý thức giữ gìn môi trường và việc xử lý chưa được thực hiện tới nơi tới chốn.?

Bày tỏ về vấn đề trên GS- BS Trần Đông A vui mừng khi được biết Thủ tướng vừa phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để và nghiêm khắc với những cơ sở có dấu hiệu gây hại đến môi trường. Từ nay đến hết 2020 cả nước xử lý triệt để 500 cơ sở gây ảnh hưởng đến môi trường; tiến đến mục tiêu hạn chế tình trạng vi phạm ô nhiễm môi trường của các cơ sở và hộ dân đến mức thấp nhất.

Cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường.
Được biết thực tế thì hoàn toàn trái ngược với những gì đã đề ra của Thủ tướng. Ông Trần Minh Khiêm - Phó Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh - cho rằng tình trạng ô nhiễm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường khó lòng thực hiện được triệt để. Lấy một  ví dụ cụ thể trên địa bàn quận Bình Tân, có rất nhiều cấp quản lý và kiểm tra vấn đề về môi trường; nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm quận đã tiến hành xử lý nhưng chuyện đâu vẫn vào đấy, họ càng tiếp tục làm sai.

Ông Khiêm nói rõ thêm: " Chúng tôi cũng xử lý nghiêm khắc, xử lý hành chính, rút giấy phép kinh doanh rồi cắt điện, ấy vậy mà họ vẫn tiếp tục câu nhờ để tiếp tục kinh doanh. Không phải là quận buông lỏng mà là do 
chúng ta rất khó xử lý chỉ vì chúng ta phân ra quá nhiều đơn vị quản lý". Chính vì thế ông đề xuất nên thành lập đội thanh tra tổng hợp các chức năng với nhau để dễ kiểm soát và quản lý từ thành phố, quận, huyện và xã....

Bày tỏ quan điểm bất mãn ông Phạm Quốc Tài - Phó Tổng Giám đốc Công ty Samco nêu lên quan điểm: Việc xử lý ô nhiễ nhiều cơ sở doanh nghiệp vi phạm "quá trời quá đất" nhưng lại xử phạt một cách qua loa, cho có "chớt quớt" vì đã được đút lót; trong khi đó, doanh nghiệp chỉ vi phạm lỗi nhỏ cũng phạt mấy trăm triệu đồng, đây chỉ một phần chứ không phải là đa số; nhưng cần phải công tâm và xử lý đúng người, đúng tội. 

Ông Tài cũng nêu ra một hiện tượng tham nhũng trong xử lý vi phạm môi trường: Thay vì nộp vài chục triệu đồng tiền phạt thì đơn vị vi phạm bỏ phong bì 10 triệu đồng cho cán bộ là xong!

Thực tế chưa sát thực.
Cũng theo ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Củ Chi cho biết: Luật bảo  vệ môi trường (sửa đổi) còn nhiều điểm chưa sát cơ sở. Cụ thể, điểm đ, khoản 1, điều 60 chỉ quy định hộ gia đình chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với sinh hoạt con người nhưng không quy định điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Củ Chi là huyện nông nghiệp, chăn nuôi quy mô gia đình 100-150 gia súc/trại rất nhiều. Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay là dùng hầm biogas. Tuy nhiên, nước thải lại gây ô nhiễm môi trường rất cao, luôn vượt chuẩn.

Nói thêm về vấn đề này ông Dũng cho hay: Tại điều 61 chưa có quy định khoảng cách về vệ sinh môi trường từ nghĩa trang đến khu dân cư là bao nhiêu?. Bô y tế cũng chưa có văn bản cụ thể về khoảng cách an toàn là bao nhiêu? Nên việc đảm bảo vệ sinh môi trường cho hộ dân còn rất nhiều vấn đề bất cập.


Tags:

0 Responses to “Nghiêm chỉnh trong việc xử lý vi phạm về môi trường.”

Đăng nhận xét

Designed by Giang Truong